Latest Movie :
Recent Movies

kim chi & củ cải từ phần 151 đến 160

Kim chi và củ cải full, đọc truyện kim chi & củ cải từ phần 151 đến 160, truyện bựa hàn quốc, truyện bựa 18+. Đọc truyện Kim chi & củ cải online.




Truyện ngắn : Ánh mắt


Ông Nhâm bước chầm chậm theo con đường tráng xi măng ngoằn ngoèo trong con hẻm nhỏ. Căn nhà ông ở cuối xóm, một trệt, một lầu... mới tinh. Cánh cửa sắt đóng im ỉm. Ông ngồi bệt xuống nền xi măng vì chân ông đã mỏi. Lẽ ra, khi mấy đứa con ông chưa bàn nhau cất lại căn nhà, ông đã có thể đẩy cánh cửa rào bằng tre và đàng hoàng bước vào nhà mình. Bây giờ thì khác rồi.


Theo quy định chung thì mỗi khi ra vô, cánh cửa rào bằng sắt dày năm ly kia phải được đóng lại và ổ khóa tự động sẽ thay thế con người, chốt chặt. Muốn mở cửa phải bấm chuông, mà cái chuông thì được đặt ở vị trí cao hơn tầm tay mấy đứa con nít hay nghịch phá trong xóm. Khi nghe tiếng chuông, người trong nhà sẽ mở cửa. Đó là cái mới nhất trong số những cái mới mà đám con ông tạo ra để chứng tỏ cho mọi người biết căn nhà của tụi nó là căn nhà hiện đại nhất xóm.
Ngày xưa, lúc chân ướt chân ráo lên thành, ông cùng người vợ hiền tấm mẳn và đứa con gái lên năm phải ở đậu trong chùa. Tay trắng, ông bắt đầu bằng chiếc xe lôi đạp. Bà Nhâm vợ ông lại là người phụ nữ quá thật thà chất phác. Không bươn chải giúp chồng bằng việc bán buôn, bà phải đi giúp việc cho những nhà khá giả. Chỉ mấy tháng sau, ông bà mướn được một chỗ ở. Căn nhà của một cặp vợ chồng không con. Họ cho ông bà mướn để có thêm tiền cá mắm.

Tuy là nhà mướn, có trả tiền đàng hoàng mỗi tháng nhưng vợ chồng người chủ nhà cũng lên mặt ta đây, ức hiếp đủ điều. Vợ chồng ông cố mà nhịn. Nhịn để được yên thân mà sống. Một bữa, ông Nhâm vừa kéo xe vô nhà (cái xe lôi đạp cũng mướn luôn, chớ ông chưa có tiền mua lại) đã thấy con Lục Bình ngồi khóc tức tưởi. Ông tra hỏi, nó vừa mếu máo vừa nói : “Bác Tư (chủ nhà) nói con lấy tiền của bác, con hổng có lấy…” Ông Nhâm nhìn mặt con, thấy có mấy vệt bầm, ông hỏi : “Sao mặt con lại như vầy?” Con bé vừa khóc, vừa đáp: “Bác Tư véo con, con hổng có lấy!” Ông Nhâm đau đớn nhìn con. Vừa lúc đó, người chủ nhà bước vô. Mặt y hơi tái lại khi thấy thái độ ông Nhâm. Ông gằn từng tiếng:
- Anh có thấy con nhỏ lấy tiền không? Ai véo mặt con tôi tới như vầy?
Tay chủ nhà còn ậm ờ chưa trả lời đã nhận một quả đấm như trời giáng vào giữa mặt. Máu từ mũi y chảy ra, y lảo đảo ngã ngửa vô vách nhà. Ông Nhâm vẫn gằn từng tiếng một:
- Vợ chồng tôi phải nhịn anh để sống tạm sống nhờ nuôi con. Anh đối xử với tụi tôi sao tôi cũng nhịn. Nhưng nếu anh còn đụng đến con tôi, anh liệu hồn.
Tay chủ nhà lần đầu thấy ông Nhâm nổi giận, y biết đã gặp tay chẳng vừa, chẳng thể ăn hiếp được. Từ đó về sau, gia đình ông Nhâm được sống yên lành. Hai năm sau, y kêu ông bán lại căn nhà rồi dắt vợ về Sài Gòn sinh sống. Bà Nhâm sanh thêm thằng Vạn Thọ và thằng Hồng Điệp lúc ông Nhâm đã mua được chiếc xe lôi gắn máy thay cho chiếc xe lôi đạp cũ kỹ ngày nào. Con Lục Bình được đi học và học rất giỏi. Nhưng khi bị mấy đứa bạn trong lớp chế nhạo cái tên quê mùa, nó lại giận hờn:
- Sao ba má đặt tên con kỳ vậy? Ở trong lớp, mấy đứa bạn con tên rất đẹp nào là Nguyệt, là Thu, Ngọc Lan, Hoàng Cúc… chớ ai đâu lại tên Lục Bình.

Ông Nhâm cười huề với con rồi giải thích:
- Tại con lớn lên ở thành nên không biết bông lục bình nó đẹp tới chừng nào. Mấy thứ Cúc, Huệ, Hồng gì đó, làm sao đẹp bằng nó.
- Thiệt hả ba? Chừng nào về quê, ba chỉ bông lục bình cho con coi nó đẹp tới đâu, nghe ba?
Vậy là Tết năm đó, ông Nhâm về lại quê hương sau gần sáu năm xa cách. Con Lục Bình cứ ngẩn người ra trước màu tím phơn phớt và vẻ đẹp mộc mạc mà vẫn không kém phần quyến rũ của loài hoa đồng nội này:
- Ba ơi! Bẻ bông đi ba, để con đem về cho cô cắm trên bàn giáo viên.
- Nó lên khỏi nước chút xíu là héo liền. Có đâu mà đem về tới thành phố.
Con Lục Bình tiu nghỉu. Từ đó, nó không còn thắc mắc về cái tên Lục Bình quê mùa kia, mà nó còn lên giọng nữa là:
- Tụi mày mà thấy bông lục bình tao dám chắc tụi mày cũng mê luôn.
Năm đó, con Lục Bình đang học lớp năm. Nó đã sớm chứng tỏ mình là đứa con gái bản lĩnh.
Nhờ chiếc xe lôi gắn máy, nhờ tánh siêng năng cần mẫn của vợ chồng ông Nhâm nên ba đứa con cũng được ăn no mặc ấm và được đi học đàng hoàng.
*
Bà Nhâm qua đời lúc con Lục Bình vừa lên lớp mười hai. Bà bị ung thư ruột nhưng vì quen chịu đựng, chuyện gì cũng cố chịu một mình nên khi phát hiện, bà chỉ còn sống được bốn tháng. Không còn mẹ, Lục Bình lại là người quán xuyến gia đình. Càng lớn, nó càng lộ rõ bản tính cứng cỏi và quyết đoán của mình. Nó mà muốn làm gì có trời mới cản được. Nó thương ông Nhâm chớ chẳng không, nhưng lại thích làm theo ý nó. Nó càng lớn, càng học cao, ông Nhâm càng nhượng bộ. Ông muốn nó làm cô giáo, nó lại học kinh tế. Ra trường với thứ hạng cao, nó vào làm việc cho một công ty lớn. Việc đầu tiên, nó bắt ông thôi chạy xe.
- Ba nghỉ chạy đi, con nuôi ba được mà!
Ông Nhâm thấy mình vẫn còn lao động được nên không muốn ở nhà. Tưởng con thương mình, sợ cực khổ, ông giải thích:
- Ba mới năm mấy tuổi, già cả gì đâu ! Để ba chạy thêm vài năm nữa cũng được mà!
Không dè, con Lục Bình đã thẳng thừng:
- Con đi làm cũng có mặt mũi trong xã hội. Ba chạy xe lôi, rồi người ta coi con ra gì nữa!
Ông Nhâm như từ trời cao rơi xuống. Ông không dè đứa con ông đã nuôi bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt từ chiếc xe lôi cà khổ kia để nó được vào đại học, được bằng này bằng nọ với người ta, bây giờ chính nó lại rẻ rúng khinh khi cái nghề của ông. Rồi ông nhớ lại hồi còn ở quê, có ông người Hoa giàu nhất xã. Ông có mấy nhà máy xay lúa, ruộng đất hàng trăm công, nhà cao cửa rộng vậy mà khi bước vào nhà, người ta thấy trên bàn thờ ba ông có treo cây đòn gánh. Ông thường giải thích: “Ba ngộ lúc ở bên Tàu qua cũng nhờ cây đòn gánh này đi mua đầu chợ bán cuối chợ nuôi con. Sau này giàu có rồi, ông vẫn nhớ ơn cây đòn gánh đã một thời cực khổ với ông. Ngày sắp chết, ông trối lại phải thờ cây đòn gánh với ông, như hai người bạn”. Người ta thì như vậy đó, có nghĩa, có tình… đâu như con ông: đặng cá quên nôm, đặng chim quên ná.

Cuối cùng, không vượt qua được “quyền lực” của đứa con gái bản lĩnh, ông Nhâm kêu người bán chiếc xe lôi. Lục Bình nuôi ba chu đáo lắm: từ cái ăn, cái mặc ông không thiếu gì hết mà dường như chỉ thiếu… chút tình. Căn nhà lúc nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp. Nhưng ông Nhâm thì như ở tù. Suốt ngày, ông không mấy khi được ra khỏi nhà. Sáng ăn uống rồi mở tivi, canh điện thoại cho nó. Ai gọi, ghi tên hoặc lời nhắn. Chờ mở cửa cho tụi nó vô nhà. Có lần, ông khóa ngoài cửa và lang thang ra quán cà phê đầu hẻm nói chuyện cùng ông bạn già ngày xưa cũng chạy xe lôi. Con Lục Bình về ngang có vẻ không bằng lòng. Ông vào nhà, nó nói một hơi:
- Bây giờ, ba khác xưa rồi. Lang thang ra cái chỗ bát nháo đó làm gì! Nhà mình, mình ở. Ba cứ tiếp xúc với mấy người đó chỉ thêm phiền phức. Mà ba tuyệt đối không mời mấy người đó vô nhà mình nghe! Lỡ xảy ra mất mát, ba không gánh nổi đâu.
Vậy là từ bữa đó, ông Nhâm cũng không còn chỗ để xả hơi. Lục Bình mua cho ông mấy băng dĩa cải lương để ông coi đỡ buồn. Thỉnh thoảng, nó đưa ông đi ăn ở những nhà hàng sang trọng. Hai thằng con trai, đứa năm đầu, đứa năm cuối đại học. Tụi nó vẫn là những đứa con xứng đáng và ông vẫn là một “con chim già” được nuôi kỹ càng trong cái lồng son. Chỉ riêng bữa nay ông được đi đám giỗ nhà ông trưởng khu phố. Lục Bình đưa ông tận nơi và dặn ông chờ nó đón về. Ông ngồi hoài thấy ngại nên thả bộ chầm chậm về nhà. Giờ này chắc nó đang nghỉ trưa. Ông với tay bấm chuông. Thằng Vạn Thọ ra mở cửa. Nó thấy mặt ông Nhâm có vẻ nhợt nhạt. Ông chầm chậm ngồi xuống băng đá đặt ngoài hàng ba. Thằng Vạn Thọ rót cho ông ly nước:

- Sao ba không chờ chị đi rước?
- Ba ngồi lâu quá thấy kỳ nên đi bộ. Bây giờ hơi mệt.
Lục Bình từ trong bước ra. Nhìn thấy ông Nhâm, nó có vẻ không bằng lòng.
- Đã nói cứ ở đó, con đi rước. Đi như vậy hàng xóm người ta quở trách tụi con. Nhà mình đâu phải không có xe.
Ông Nhâm nghe đau nhói trong lòng. Thì ra, nó chỉ sợ người ta cười, sợ người ta tưởng nhà không có xe chớ nó đâu nhìn thấy ba nó mệt muốn đứt hơi. Lục Bình thay đồ đi làm. Nó cũng hoài nghi về sức khỏe ông Nhâm. Vừa dắt xe ra đến cổng, nó quay lại:
- Chiều nay con đưa ba đi bác sĩ, ba lên lầu nghỉ đi!
*
Sự thật thì ông Nhâm không có bệnh, chỉ vì thiếu vận động nên ông không thích nghi được môi trường bên ngoài. Bác sĩ khám và hỏi qua về hoàn cảnh sống của ông rồi kết luận:
- Cô phải để bác có thì giờ vận động cơ thể, ở hoài trong nhà không tốt đâu. Tốt nhất là ông phải sinh hoạt trong một câu lạc bộ dưỡng sinh. Người già mà sống cô đơn dễ sinh bệnh lắm.
Lục Bình đưa ông Nhâm về và vẫn không đồng quan điểm với bác sĩ. Nó cho là ba nó không cô đơn. Nó vẫn lo ăn lo mặc và quan tâm tới ông mà. Tuy vậy, nó cũng đề nghị:
- Hay là mỗi sáng ba đi tập thể dục cho cơ thể có vận động. Nhưng đừng ra đường vào buổi trưa, cũng đừng la cà ngoài xóm, không tốt đâu.
Vậy là ông Nhâm được thư thả mỗi sáng. Ông dậy lúc năm giờ, nấu nước châm trà, uống vài ly rồi ông mở cửa ra đi lúc cả nhà còn ngủ. Ông thấy vui.

Buổi sáng mờ sương làm ông nhớ lại cái thuở còn chạy xe lôi. Ông được hít thở không khí trong lành, được chuyện trò với ông bạn già ngày nào. Đi tập được gần một tháng, ông Nhâm có thêm một người bạn đó là bà Năm bán xôi nhà trong hẻm đối diện. Bà Năm đã ngoài sáu mươi và vừa qua một cơn tai biến mạch máu não. Bà đi đứng vẫn còn khó khăn và mỗi ngày, đứa con trai út vẫn cùng đi tập với bà. Nhìn cảnh hai mẹ con đi lại nói cười, ông Nhâm cũng vui lây. Qua người bạn, ông biết bà Năm nghèo lắm. Mấy đứa con lớn có gia đình đã ở riêng. Chỉ còn bà với thằng Út, nó đang học nghề điện ở một trung tâm. Buổi tối còn tranh thủ đi bán hàng ở một siêu thị mãi đến khuya mới về. Sáng nào nó cũng dậy sớm đưa mẹ đi tập thể dục. Ông Nhâm nghe thèm hạnh phúc của bà Năm. Mấy đứa con ông giờ này chắc còn ngủ. Tụi nó có những việc chỉ tụi nó mới biết. Ông nhớ lại lúc nhà vừa cất xong. Ông đề nghị đặt bàn thờ ở nhà dưới đúng như xưa giờ vẫn vậy. Bước vào nhà, phải nhìn thấy cái bàn thờ ông bà, căn nhà mới ấm cúng. Lục Bình phản ứng như ông vừa chạm phải điều nó kiêng kỵ nhất:
- Bàn thờ đặt trên lầu. Phòng này là phòng khách, ai lại bày chương ướng cái bàn thờ như ở quê, coi sao được?

Ông Nhâm đành phải nghe theo nó, mấy tấm ảnh thờ cũ đã vàng ố, nhưng đó là cái gì còn sót lại của quá khứ nghèo nàn của ông. Mấy ngày sau, con Lục Bình đem từ đâu về ba tấm ảnh mới tinh. Ông bà nội nó với những bộ đồ Tây, áo dài thêu nhìn lạ hoắc. Còn bà Nhâm, ngồi chễm chệ trong salon, cổ và tay đầy những vòng vàng. Ông Nhâm chưa mở miệng, Lục Bình đã “ra lệnh”:
- Ba đem mấy cái hình cũ xuống đi! Con đã đặt người ta làm “vi tính” mấy tấm hình này. Cái nhà đẹp, bàn thờ đẹp mà để mấy cái hình xấu hoắc đó, coi làm sao được. Mà ba cũng không được đốt nhang, khói bay đen trần nhà hết. Con mua ba cây nhang điện cắm vào thì tiện lợi hết chỗ nói.
Cái bàn thờ với những tấm hình xa lạ như chẳng phải người thân của mình làm ông Nhâm buồn rầu mấy bữa nhưng rồi phải ráng làm quen, ông gói ba tấm hình cũ lại. Những lúc không có con Lục Bình ở nhà, ông lại mở ra coi.
*
Vừa đi làm về, chưa kịp thay đồ, Lục Bình đã chạy quáng quàng lên lầu:
- Ba đâu rồi? Con hỏi ba chuyện này coi!
Ông Nhâm đang lau bàn thờ, ngạc nhiên quay lại, chưa kịp hỏi, Lục Bình đã nói một hơi:
- Có phải ba quen thân với bà bán xôi ở hẻm bên kia phải không? Người ta đồn ầm lên cả xóm. Sao ba lại “sanh tật” vậy?
Ông Nhâm ngạc nhiên nhìn chăm chăm Lục Bình rồi từ tốn:
- Ai nói với con kỳ vậy? Ba đi tập thể dục, bà Năm cũng đi tập thể dục. Nói vài ba câu là chuyện bình thường, có gì đâu.
Lục Bình nhìn ông khó chịu:
- Mấy người “bá vơ” đó, ba cũng thân mật, hèn gì người ta không nói sao được!
- Con lấy tư cách gì nói người ta “bá vơ”? Người ta nghèo nhưng tư cách chưa chắc ai bằng. Đừng đánh giá con người qua hình thức bên ngoài nghe con.
Lục Bình tức nghẹn. Chỉ vì người đàn bà đó mà ba “lên lớp” nó. Nó dùng dằng bỏ xuống nhà. Ông Năm cũng buồn. Đứa con gái ông thương yêu nhất và cũng lớn lên từ trong cái nghèo. Bây giờ, nó lại khinh khi những người đã từng nghèo như ba má nó.
Lục Bình không phải là đứa dễ nghe ai. Nó tìm đến nhà bà Năm vào một tối. Căn nhà nhỏ, có rào và trông rất sạch đẹp đã làm hạ bớt cái kiêu căng trong lòng đứa con gái lúc nào cũng thấy chẳng ai bằng mình. Bà Năm đang ngồi trong cái ghế dựa, hai chân ngâm trong thau nước thuốc. Thằng Út ngồi bẹp dưới gạch đang xoa bóp bắp chân cho mẹ. Mẹ con nói cười với nhau vui vẻ lắm. Lục Bình vẫn đứng quan sát. Nó bỗng nhớ lại hình ảnh má nó trong một lần bị trặc chân. Lúc đó, nó cũng ngồi bẹp xuống nền đất, ôm lấy chân má mà bóp thuốc rượu. Hình ảnh gia đình này đã khiến nó nhớ tới ba.

Đã bao lâu rồi, nó không còn ngồi nói chuyện và cười vui với ba. Mỗi lời nói nó chỉ là “lịnh”. Có bao giờ nó để ý coi ba thích cái gì đâu. Tiền bạc cả đời dành dụm của ba, nó chỉ thêm vào một ít và căn nhà đã trở thành của nó. Ba không được quyền góp ý. Nó bỗng nghe một nỗi ân hận dâng lên trong lòng. Thằng Út đứng dậy, bước qua bàn bưng lấy tô cháo và cũng trong tư thế ngồi dưới đất, cậu đút từng muỗng cho mẹ. Lục Bình quay đi, nó chạy qua con hẻm dài, cố kìm để nước mắt không rơi. Nó bấm chuông, thằng em ra mở cửa. Nó bước vội lên lầu. Ông Nhâm đang cầm tấm ảnh cũ mèm của bà Nhâm đưa lên ngắm. Lục Bình khẽ khàng ngồi xuống bên ông:
- Ba ơi! Tha lỗi cho con nghe ba! Con vẫn là con Lục Bình của ba mà!
Ông Nhâm quay lại. Ông chợt nhớ như in cái ngày ông đấm chúi nhủi thằng chủ nhà, ông cũng thấy con Lục Bình nhìn ông như vậy.

Mùa đã theo gió về chưa anh



Mùa đã về theo gió chưa anh
Bằng lăng cuối hiên nhà
đã mấy lần nở cánh
Cây mai sân vườn có còn tím lạnh
Như tháng ngày cố trốn mùa đông?
Em ở xa mờ




… chỉ với hư không
Cũng chẳng biết bao nhiêu mùa xuân đã đến
Ngọn gió năm nào có lần sang bến
Để bây giờ không thể về xuôi

Mùa đã bao lần khơi gợi niềm vui?
Em giật mình
không còn nhớ nỗi
Trách ngày xưa sao ta lầm lỗi
Rủ bỏ mùa về
trôi nổi phiêu linh

Mùa có còn hoa nở đẹp xinh?
Kết thành vòng tay
đeo làm lễ cưới
Gió xuân về nghe buồn rười rượi
Em thấy mùa sao quá xa xôi…

Cứ mỗi lúc mùa trở mình
em bật khóc, đơn côi
Chẳng giống như xưa hân hoan chào đón
Mùa đã đến rồi
tình ca vỡ đoạn
Em ở xứ người
Ôm trọn niềm đau…

Độc thân và “ế”


 Độc thân và “ế”, vế nào cũng là khuyết “người yêu”, nhưng độc thân là chưa muốn yêu, còn “ế” là muốn nhưng mà chưa thể. Bạn có thể độc thân, nhưng đừng làm mình “ế”!

☂ Độc thân là mỉm cười với những người đi ngang qua cuộc đời mình, biết ai sẽ thuộc về mình và mình thuộc về đâu. Còn “ế” là chỉ nhìn họ đi qua, từ bỏ cơ hội để yêu thương dù biết rằng mù quáng.

☂ Độc thân là tự tin, còn “ế” là ghen tị xếp chồng nhau và loay hoay không biết hài lòng với cuộc sống.



☂ Độc thân là biết chờ đợi tình yêu nhưng không bị động, còn “ế” là vội vã và cuống quýt với những thứ vốn sinh ra đã không dành cho mình.

☂ Độc thân là biết kiêu hãnh với chính mình, còn “ế” ngoài tự bi lụy bản thân ra, thì chẳng còn gì khác.

☂ Độc thân là biết lúc nào “cần” yêu và “nên” yêu, còn “ế” chỉ biết ngồi nhìn tình yêu đi qua và tiếc rẻ!

☂ Độc thân là lựa chọn, còn “ế” là vì “không thể khác”!

☂ Độc thân là khôn ngoan, “ế” là ngơ dại! Hay cùng vì ngơ dại, nên bạn “ế”, dễ hiểu thôi!

 Vậy bạn sốt sắng yêu đương làm gì, là bạn nhận mình ế, hay vẫn còn độc thân?

Cơ hội yêu đương sẽ không chia đều cho cả hai, nếu bạn tự mình đứng vào hàng “ế”. Vì bạn không biết nhìn ra giá trị của chính mình, nên bạn “ế”, sẽ là điều hiển nhiên!

Thế bây giờ, bạn sẽ nhận mình ế, hay mỉm cười và chấp nhận hai chữ “độc thân”? Nếu là độc thân, thì đã “ế” đâu, vội yêu làm gì?

☂ Chầm chậm thôi, để chờ một tình yêu đích thực. Một tình yêu không xáo trộn bởi những nghi hoặc của vội vàng, một tình yêu bình lặng và giản đơn bởi không cần tô vẽ, một tình yêu an yên nhưng đắp đầy hạnh phúc vì bạn tìm được đúng người. Và vì hạnh phúc đến muộn, nên hạnh phúc này sẽ tự biết trưởng thành để giữ lấy nhau.

☂ Cuống quýt làm gì, vốn dĩ trên đời này luôn tồn tại một nửa của cuộc đời ta. Chỉ là đang lạc nhau ở một nơi nào đó, chỉ là chưa tìm thấy, chứ không phải không còn.

☂ Hối hả làm gì, khi tình yêu chớp nhoáng chỉ thỏa mãn những xúc cảm nhất thời. Nóng vội làm gì, khi người yêu ta vẫn còn ở phía trước?

 Độc thân mà, đã “ế” đâu! Vội yêu làm gì, để rồi cũng vội chia tay?

Yêu em tự khi nào...



...truyện ngắn....

Em nhảy vào cuộc đời tôi, à không, nick yahoo của tôi sau khi tôi đăng lên facebook vỏn vẹn hai chữ “chia tay !"…

Em nói “Chờ mãi mới tới ngày này, hẹn hò với em nhé, thích anh cũng hai năm rồi còn gì…”

Tôi đang buồn mà cũng phải phì cười… Cái giọng điệu này của em sao giống Hân quá thể. Hân của tôi cũng thường nói toẹt những gì cô ấy nghĩ trong lòng, không kiêng nể, không thèm quan tâm xem đối phương sẽ nghĩ gì về mình…



Hân của tôi? Nghe xa lạ quá, cô ấy không còn là của tôi nữa rồi… Đang miên man với suy nghĩ về Hân, bỗng nghe tiếng gọi trên yahoo, tôi giật mình…

"Này anh kia, có hẹn hò với em không thì bảo"

"Hẹn, mai nhé?"

Mai, tôi dậy kha khá sớm, chắc tại vì… nhớ Hân. Ngày nào cũng vậy, cô ấy thường gọi tôi vào lúc sáu giờ sáng. Như một thói quen cố hữu, vài ngày nay không có Hân, tôi vẫn mò dậy vào lúc sáu giờ sáng, chẳng cần đặt chuông báo thức… Và mỗi lần như thế, tôi lại nghĩ đến cô ấy…

Tôi cứ nằm trên giường, để nỗi nhớ cào cắn trái tim… Hân là người nói lời chia tay với tôi. Lý do "không hợp".

Ừ, lý do muôn thuở và chẳng có gì để bào chữa, chúng tôi thống nhất sẽ không làm phiền cuộc sống của nhau, dù bất kỳ chuyện gì xảy ra… Nghĩ đến vẫn thấy đau đau, nhoi nhói ở đâu đó. Lý trí và trái tim luôn luôn không chịu nhường nhịn nhau như thế…

Sáu rưỡi, chuông điện thoại reo, là em! Tôi chưa kịp nói gì thì đã thấy em cất giọng nheo nhéo…

- Này anh, nhớ đúng tám giờ nhé. Trễ một phút cũng không được đâu!

- Trễ một phút cũng không được cơ à? Vậy đồng hồ của em chính xác là mấy giờ, để anh còn chỉnh lại đồng hồ của anh…

- Haha…

Cô gái bên đầu dây kia vẫn giữ giọng điệu trẻ con như xưa. Khi chúng tôi gặp nhau, em mười sáu tuổi. Cô gái với hai bím tóc lúc la lúc lắc không ngừng, ánh mắt to tròn mà mỗi khi soi mình vào đó, tôi lại lúng túng vì sự trong sáng quá đỗi ấy. Em yêu tôi cách đây hai năm. Khi em tỏ tình, tôi đã từ chối. Tôi bảo em: "Trẻ con lo mà học đi". Em ngủng nguẩy: "Em sẽ chờ cho đến khi anh và chị Hân chia tay, chắc lúc ấy em cũng đủ tuổi để yêu rồi…". Và giờ thì em đã chờ được điều đó. Vì em biết xem bói, hay vì tôi và Hân không giữ nổi tình yêu? Xa thì nhớ, gần thì giận dỗi… Yêu như một thói quen khó bỏ, như một sự lấp đầy cho những khoảng thời gian dư thừa…

Tôi vớ lấy dao cạo râu và đủng đỉnh bước vào phòng tắm… Mấy ngày nay không cạo râu rồi. Không có Hân, mọi việc cũng như chậm trễ lại thì phải…

8h3’, tôi có mặt đúng nơi em hẹn. Em hẹn tôi đi ăn phở gà. Một cô gái kì quặc nhất mà tôi từng thấy. Người ta hẹn hò thường ở quán kem, quán café lãng mạn xinh xắn chứ nhỉ. Nhớ ngày đầu hẹn hò với Hân, chúng tôi đã có một buổi tối ngọt ngào ở quán café treo rất nhiều chuông gió. Những tiếng chuông leng keng hòa với lời nói trong vắt của Hân làm tôi mê đắm...

- Anh trễ 3’ – Mải suy nghĩ, tôi giật mình bởi tiếng nói lanh lảnh của em…

- Anh xin lỗi nhé, đường tắc quá…

- Phải phạt!

- Em đanh đá!

Em cười toe toét, khoe răng khểnh. Bất giác tôi giật mình khi nhìn thấy nó. Hân cũng có răng khểnh hệt em, đúng chỗ đó, bên phải. Nhìn thấy nhiều lần rồi, nhưng chưa lần nào tôi lay động như lần này. Giống quá, thân thuộc quá…

Thấy tôi thần người, em không cười nữa, chăm chú nhìn tôi…

- Nhìn gì em?

Tôi chưa kịp trả lời, em đã quay sang nói với cô nhân viên phục vụ:

- Chị có rượu không?

- Có chị ạ

- Tốt quá… Lấy cho em một chai nhé…

Cô nhân viên mỉm cười gật đầu… Còn em, lại quay sang nói với tôi :

- Anh chuẩn bị chịu phạt đi. Em không thích bị leo cây, mà nhất lại là người em thích cho em leo cây thì càng không được!

Tôi phì cười, okie, uống thì uống. Em không biết tôi là tửu lượng của tôi rất khá khẩm à? Nhưng nghe em nói em thích tôi một cách trực tiếp, tự dưng tôi thấy bối rối… Em cười như nắc nẻ "Anh chưa uống đã đỏ mặt rồi kìa."

Tôi cũng cười cùng em, mắt dán vào chiếc răng khểnh xinh xắn của em, lòng tự dưng cồn cào…

Cô nhân viên mang rượu và hai cái chén ra đặt lên bàn. Tôi mở chai rượu và rót vào một chiếc chén, đưa lên môi…

- Khoan khoan…

- Sao vậy? Chẳng phải muốn anh chịu phạt sao?

- Đâu đơn giản như thế…

Em vớ lấy chai tương ớt bên cạnh, đổ vào chén rượu của tôi, sau đó khuấy đều… Môi em mỉm một nụ cười rất… hút hồn…

- Em biết là một vài chén rượu không làm khó được anh. Thế nên như này mới là phạt chứ…

Tôi nhắm mắt nhắm mũi nốc cạn chén rượu ngai ngái cay cay ấy. Còn em, cười khanh khách rất vui vẻ. Thù này nhất định phải báo mới được…

***

Vài hôm sau, em lại gọi cho tôi, nói muốn đi ăn kem cùng.

Tôi tất nhiên đồng ý, em thú vị thế cơ mà… Còn tôi thì cũng cần lấp đầy khoảng thời gian rảnh rỗi để khỏi nghĩ về một ai khác…

Và càng thú vị hơn khi lần này, người trễ hẹn là em. Em cho tôi ngồi chờ tận 20’

- Em xin lỗi nhé…- Em lại cười toe toét, khoe răng khểnh…

Nhân viên mang hai ly kem đến bàn của chúng tôi, bao gồm một lọ tương ớt. Trước khi em đến tôi đã kịp bố trí rồi…

- Đến trễ thì phải chịu phạt. Bình đằng giới mà…

Em nhìn tôi, cười tươi như hoa. Đưa thìa kem kèm tương ớt lên môi, bất chợt dừng lại, em nói:

- Em đến trễ vì muốn hôm nay thật xinh, ngắm nghía trước gương mãi. Anh thấy hôm nay em… có xinh hơn mọi khi không ?

Tôi giằng thìa kem từ tay em, giằng luôn cả ly kem đầy tương ớt của em rồi đổi cho em ly kem của tôi. Ừ, hôm nay em rất xinh, mà hôm nào em chẳng xinh.

Em nhìn tôi vét sạch ly kem tương ớt, ăn một cách ngon lành, cười ngất ngây…

Ăn kem xong, chúng tôi lang thang ở hồ Tây. Mùa này sen nở đẹp… Đứng trước một hồ sen bát ngát, tự dưng thấy tâm hồn cũng bình thản đến kì lạ. Tôi ngắt một bông, ngượng nghịu đưa cho em. Em lại cười, sao tự dưng tôi thấy xao động khi nhìn thấy nụ cười của em đến thế…

- Em cười rất đẹp – Tôi không kìm được lòng , nói với em…

- Anh có muốn lúc nào cũng được nhìn thấy em cười không?

- Muốn…

- Vậy yêu em đi…

Nắng chiếu vào gương mặt nhỏ của em, đôi má đang hồng lại càng hồng thêm…

Em và tôi yêu nhau từ ngày đó. Chóng vánh đến giật mình. Bạn bè hỏi tôi quên Hân nhanh thế, tôi chỉ cười qua loa. Quên hay không quên, chỉ có trong lòng tôi là hiểu rõ nhất. Tôi thấy mình thật độc ác khi lấy em thế vào chỗ của Hân. Em vẫn vô tư như thế, vẫn bày những trò quái đản để khiến tôi vui vẻ, vẫn yêu thương tôi bằng một tình yêu vô điều kiện. Tôi đón nhận nó, bằng một sự hài lòng đến day dứt…

Đôi khi, tôi gọi điện cho Hân bằng một số điện thoại khác và im lặng. Chỉ cần nghe thấy tiếng thở của cô ấy, tôi đã cảm thấy nỗi nhớ nhung được xoa dịu. Em vẫn không biết tôi luôn dõi theo Hân bằng một nỗi nhớ quay quắt, em vẫn hồn nhiên yêu tôi như em đang yêu..

***

Nửa năm sau, Hân nhắn tin cho tôi, nội dung nhớ nhung, muốn gặp tôi. Tim tôi như trẻ con nghịch ngợm, muốn lao thẳng ra ngoài. Tôi quên mất rằng hiện tại tôi là ai, tôi đã có những gì, vội vã phóng đến quán café mà Hân đã hẹn… Không có ai ở đó, thời gian cứ lặng lẽ trôi đi như trêu ngươi. Tôi ngồi rất lâu, rất lâu và mong ngóng bóng dáng Hân xuất hiện ở cửa. Tôi sẽ nói với cô ấy rất nhiều điều mà nửa năm qua tôi đã ấp ôm trong lòng. Những buổi tối nhạt nhẽo khi không có mùi xạ hương của cô ấy thoang thoảng bên vai, những tin nhắn ngọt ngào khiến tôi nhớ nhung và hạnh phúc…

Hai bàn tay mềm che lấy đôi mắt của tôi. Là Hân phải không?

- Hân à?

-…

- Phải em không?

Bàn tay buông khỏi mắt tôi, tôi quay lại nhìn, không phải Hân, là em. Cô người yêu bé bỏng đanh đá đã ở bên tôi suốt ngày tháng qua…Em đang mỉm cười…

- Anh nắm tay em nhiều lần rồi mà vẫn không cảm nhận được đó là tay em sao?

- Sao em lại ở đây?

Em không trả lời, buông mình xuống ghế đối diện phía tôi ngồi… Em im lặng nhìn tôi hồi lâu, ánh mắt này suốt nửa năm qua tôi chưa từng nhìn thấy… Dịu dàng, câm lặng, nhưng trống rỗng…

- Người nhắn tin cho anh là em, không phải Hân… Em lấy điện thoại của anh và lưu số em thành tên Hân…

- Em làm cái trò quái quỷ gì vậy?

- Anh biết không? Em luôn tự hỏi bản thân mình rằng, vì sao anh lại yêu em… Và bây giờ em đã hiểu, là vì em giống Hân…

Tôi nhìn em, lòng đau nhói…

- Có những lúc em thấy anh nhìn em bằng một ánh mắt trĩu nặng. Là vì em rất giống Hân, em giống cô ấy từ ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, phải không?

Phải, nhưng tôi chỉ biết thinh lặng và nhìn em… Em uống hết sạch ly nước cam trên bàn, rồi đứng dậy bước ra khỏi quán… Còn mình tôi ngồi lại, lạc lõng, xấu hổ… Vài phút sau, tin nhắn đến, là của em…

“Mỗi người là một thế giới, có những việc người cũ không thể làm được, nhưng em lại làm được, phải không? Ví dụ như yêu anh không bao giờ cạn kiệt…”

Tôi vùng dậy chạy vội khỏi quán cafe đuổi theo em, nhưng em đã biến mất. Thì ra, yêu thương và tổn thương gần nhau đến vậy. Thì ra, tôi cũng cảm thấy chua xót khi nhìn thấy em đau lòng như vậy. Sao trước đây tôi không nhận ra rằng em luôn là không khí bao bọc tôi? Còn Hân, chỉ như một thứ mùi hương thơm dịu khiến người ta bần thần mỗi khi nhớ đến. Thiếu mùi hương, người ta vẫn sống được, còn thiếu không khí, chắc chắn sẽ chết…

Tôi cầm điện thoại gửi đi một tin nhắn…

“Phải, mỗi người là một thế giới, và em chính là thế giới của anh. Không phải vì em giống Hân, mà bởi vì anh đã yêu cái giọng nhéo nhéo của em vào lúc sáu rưỡi sáng rồi..."
- END

Cho những trái tim đã đi qua tổn thương


Dẫu có chuyện gì xảy ra đi nữa, cũng đừng bao giờ tự hỏi "mình có xứng đáng được hạnh phúc hay không?", mà hãy luôn nghĩ rằng, "hạnh phúc vẫn đang trên đường đến"...


***

Bằng cách này hay cách khác, chúng ta đều đã từng có trong tay mình hạnh phúc; rồi vô tình, hay cố ý đánh rơi nó; để mất, rồi luyến tiếc nó và lại khát khao nó. Có những hạnh phúc lạc đường bây giờ vẫn chưa thể đến, có những hạnh phúc tìm lạc người nên nông nổi rồi cũng đã qua đi...

Ta đứng dậy, sau những tổn thương khi con tim nhận nhầm niềm vui từ một kẻ khác, khi lỡ kí gửi niềm tin vào một người cầm đồ thất tín. Ngỡ ngàng, và hoang mang đến tột độ...



Ta muốn trốn chạy và bỏ mặc tất cả những yêu thương tìm đến ta. Ta muốn gạt phăng đi những bàn tay muốn chạm vào ta, và đẩy xa những bờ vai muốn cho ta mượn làm một chỗ dựa...

Những hoài nghi dồn nén, tháng lại ngày...

Ta tiếp tục sợ bị bỏ rơi, sợ bị ném vào một chiếc hộp tối đen trống rỗng của sự tuyệt vọng... Ta tiếp tục khóc bằng đôi mắt ráo hoảnh, bởi nước mắt chảy ngược đang thắt từng cơn cùng trái tim... Ta vẫn cười, dẫu hanh hao và vàng vọt. Thấy yêu thương nhòa nhạt và hoang hoải trượt dài.

Từ bỏ cơ hội để được yêu, nghĩa là ta đang tự chối bỏ chính mình. Đừng đem những thứ đã qua để làm thước đo cho những gì đang hiện hữu nữa...

Vì rồi có một ngày, có người sẽ đến và đánh thức trái tim đang ngủ quên.

Có một bàn tay đã chẳng ngại nắm lấy một bàn tay. Một người nói yêu một người mà chẳng hề nghi ngại. Một người đã biết học cách mỉm cười về hiện tại, và thôi không còn day dứt về những ngày đã qua.

Yêu thương bằng một trái tim từng chông chênh đôi khi cũng bình thản đến lạ kì. Chẳng hứa hẹn quá nhiều về những điều không thể biết trước. Chẳng vội vã xốc nổi như buổi đầu biết hò hẹn. Vẫn nhớ nhau nhiều và tin nhau nhiều, vẫn yêu nhau nhiều và tự yêu lấy mình cũng nhiều thêm...

Đã từng đứng ở sau lưng niềm vui, người ta biết cách làm sao để giữ một nụ cười nhiều hơn bao giờ hết.

Đã từng rất khát một vòng tay, người ta biết cách làm sao để giữ chặt một vòng ôm nhiều hơn bao giờ hết.

Đã từng rất đắng lòng vì những nỗi đau, người ta biết cách làm sao để tránh thương tổn cho nhau nhiều hơn bao giờ hết.

Đã từng rất chơi vơi, người ta biết rằng hạnh phúc trong tầm tay đang an yên hơn bao giờ hết. Và người ta sẽ làm mọi cách để giành giật nó khỏi vết tàn lụi của thời gian.

Đã từng một lần yêu, người ta đã biết rằng không có tình yêu mãi mãi, chỉ có những khoảnh khắc mãi mãi của tình yêu... Và người ta sẽ hết mình cho những giây phút được yêu, mà chẳng lắng lo nhiều cho những mịt mù ở phía trước.

Sẽ chẳng vì lòng thương hại, sẽ chẳng vì mềm yếu nhất thời... Những trái tim đã từng đau, nếu thực sự cần nhau, nó sẽ tự mở lấy cánh cửa bấy lâu nay vẫn khép.

Và có một điều rất giản đơn, nhưng không phải ai cũng biết, những trái tim đã từng tổn thương, xứng đáng được yêu thương gấp nhiều lần vốn dĩ!

Những mặt phẳng giam cầm


Có những mặt phẳng nhỏ bé nhưng lại có khả năng nuốt trọn nhiều thứ trong cuộc sống của bạn.

***

Điện thoại di động, thứ trước đây được nhắc đến như một sự xa xỉ đến giờ đã trở thành quá thân quen của tất cả mọi người. Từ đồng bào dân tộc vùng cao tới trẻ em nông thôn, thành thị, chiếc điện thoại trở thành vật bất li thân.



Không dừng lại chức năng nghe, gọi, nhắn tin, thoại di động còn để nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, nhắc nhở... Dùng quen, đến khi không có điện thoại di động, không ít người cảm thấy rất khó chịu. Bạn có công nhận đi đâu bỏ quên điện thoại hay một ngày "dế yêu" bị hỏng, bạn như thiếu mất một cánh tay?

Người ta đã lệ thuộc quá nhiều vào điện thoại. Xem giờ, điện thoại, nghe đài, điện thoại, nhắc nhở, điện thoại... và tương ứng với đó đồng hồ đeo tay, giấy nhớ, radio bị bỏ xó...

Điện thoại được phát huy hết mọi chức năng trong mọi lúc, mọi nơi. Đường cao tốc, các bạn trẻ vẫn cắm tai phone nghe nhạc rầm rầm, bất cần biết còi xe lớn bé đằng sau, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra cũng từ hành động sai lầm này. Trên xe buýt, trong nhà ga, tại rạp chiếu phim, điện thoại di động được nghe vô tư. Đến cả hội họp đã có ghi một chữ rất lớn: "Tắt điện thoại di động", trong khi một quan khách đang cất tiếng dõng dạc, hội trường vẫn vang lên điệu nhạc chuông rất ngọt ngào...

Các trường học của Việt Nam có quy định cấm mọi sinh viên sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Thế nhưng, ai kiểm soát hết được điều này? Sinh viên, khá nhiều người một tay chép bài, mắt chăm chú nhìn giảng viên nhưng tay kia vẫn dưới ngăn bàn với một tin nhắn dang dở. Điện thoại di động kè kè bên mình, đến bữa cơm có khi cha mẹ phát bực mình với con cái khi vừa gắp thức ăn vừa nhắn tin.

Cả nhà đi xem phim, mắt của con đang dõi màn hình nhưng thực ra tâm thức đang trôi dạt với tin nhắn giận hờn, vu vơ của một cậu bạn mới quen...

Từ ngày giá ti vi hạ nhiệt, chuyện mỗi gia đình ba bốn cá ti vi là chuyện quá bình thường. Chiếc đặt phòng khách, chiếc kê phòng ăn, mỗi phòng ngủ cũng sắm đầy đủ. Vậy là đến giờ cơm, ai cũng chăm chăm vào diễn biến một bộ phim đang "hot", chẳng biết cơm hôm nay mẹ nấu thế nào. Hết giờ cơm, ai lại phòng đấy. Vì phòng của cha mẹ cũng như phòng của con cái đều tiện nghi hết rồi, một mình một không gian, còn đâu sự giao tiếp, sẻ chia của cha mẹ và con cái?

Laptop, một công cụ hữu hiệu của thế kỉ 21 bây giờ không còn quá xa xỉ với giới sinh viên. Nhập học, xe máy có thể sinh viên chưa được sắm nhưng laptop là một ưu tiên hàng đầu vì là công cụ để học tập và làm việc, giải trí, tiếp cận với thế giới hiện đại hữu hiệu cộng thêm ưu điểm gọn nhẹ dễ dàng mang đi mọi nơi.

Sinh viên nhiều trường không bị giới hạn mang laptop lên lớp. Vậy là với cái cớ ghi bài trên Word, tiện để tra cứu tài liệu, thông tin, không ít sinh viên bỏ ngoài tai mọi lời giảng của giảng viên để chăm chú vào các bộ phim, bộ sưu tập thời trang, một clip mới ra của một nhóm nhảy... Và bạn có công nhận với tôi, một ngày chiếc laptop ấy đến hạn bảo hành, bạn làm cái gì cũng lóng ngóng không xong?

Điện thoại di động, ti vi, laptop...là những mặt phẳng nhỏ bé nhưng nó lại đang dần dần có khả năng nuốt trọn nhiều thứ trong cuộc sống của bạn. Thời gian, tiền bạc, tri thức, sự yêu thương. Không ai có thể phủ nhận vai trò của điện thoại di động, cũng như vô tuyến, laptop... Nhưng hãy nên để những mặt phẳng kia trở thành một cánh cửa, giúp bạn đi vào cuộc sống, đừng để những mặt phẳng trở thành những bức tường, giam cầm chính con người bạn!

Giá em cao thêm một tấc, em sẽ xinh thật xinh…



...truyện ngắn...


1. Anh à, giá cao thêm một tấc, em sẽ có được một đôi chân thon dài miên man để diện quần đùi váy ngắn tung tăng cho thiên hạ phải trầm trồ, anh nhỉ!

Giá em cao thêm một tấc, em sẽ có thể kết bạn thường xuyên hơn với những đôi giày búp bê, dép lê, giày đế bệt mỗi khi đi dạo phố hoặc thỉnh thoảng đi làm. Không cần đến những đôi cao gót tám chín phân, cũng không còn cảnh đêm về em phải xoa bóp bàn chân tê nhức và luôn lo lắng khi đọc những tờ báo nói về các hiểm họa có thể gặp phải nếu mang giày cao gót thường xuyên.



Giá em cao thêm một tấc, em sẽ không phải ngậm ngùi chịu cảnh lọt thỏm mỗi lần chen lấn trên xe bus hay tranh nhau mua hàng giảm giá tại siêu thị.


Giá em cao thêm một tấc, em sẽ dễ dàng hơn khi rà chân cho xe máy len lỏi ra khỏi đám kẹt xe kéo dài hàng mấy kilomet. Khi qua những đoạn ghập ghềnh, ngổn ngang đất đá của các bác đào lô cốt để lại hoặc những quãng ngập nước mùa mưa, em không phải phập phồng lo lắng gặp phải mấy ổ voi ổ gà hoặc mấy cái rãnh trươn trượt, nếu loay hoay chống chân không kịp, cả người lẫn xe lại đổ kềnh ra đường.


Giá em cao thêm một tấc, sẽ không còn cảnh anh cười sằng sặc và trêu em là con ếch ộp mỗi khi tưởng tượng ra cảnh em mang thai sau này. Lúc ấy, em sẽ tha hồ diện áo đầm các loại, trông em xinh chẳng kém mấy cô người mẫu chân dài quảng cáo đầm bầu. Anh hết mà chê bụng to – chân ngắn nhé!


Giá em cao thêm một tấc, em sẽ cao đến mang tai anh. Chúng mình sẽ là một cặp thật đẹp đôi. Em sẽ không phải rướn chân và anh cũng không phải khom lưng khi hôn nhau. Chẳng còn "nụ hôn rã rời" như chúng mình vẫn đùa, anh nhỉ!

Giá em cao thêm một tấc, em sẽ xinh thật xinh…

2. "Ta có thể cho ngươi cao thêm một tấc, đổi lại, ngươi phải cho ta một thứ."

"Bà muốn thứ gì? Sức khỏe, giọng nói, trí thông minh, tài hội họa, sự lãng mạn, óc sáng tạo, khả năng nắm bắt tâm lí?"

"Không, ta cần chi mấy thứ đó. Thứ ta lấy trước giờ ngươi và nhiều người vốn chẳng để ý nên nó mất đi cũng khó lòng nhận ra."

"Có thứ như vậy sao? Nếu không còn nó, cuộc sống của tôi có bị ảnh hưởng nhiều không?"

"Ngươi yên tâm đi. Ta cũng không ác nghiệt như thiên hạ thường thêu dệt nên ta sẽ cho ngươi một cơ hội. Ta chỉ muốn mượn thứ đó một thời gian thôi. Khi nào ngươi hối hận về quyết định của mình, ngươi có thể đến gặp ta để xin trở về như trước kia."

"Thật vậy sao?"

"Tất nhiên, với một điều kiện: muốn ta trả lại thì ngươi phải nói cho ta biết ta đã lấy gì của ngươi."

"Nếu tôi không nói được?"

"Thì ngươi sẽ mãi mãi mất nó. Nhớ đấy, nếu không có câu trả lời thì đừng bao giờ đến cầu xin ta trả lại."


3. (Trích blog của một chàng trai đang yêu)

Ngày…tháng…năm…


Người yêu của mình, cô ấy dạo này làm sao ấy!

Không còn cảm giác cô ấy bé nhỏ cần mình chở che nữa. Cô ấy thích tách khỏi mình, rồi tung tăng váy ngắn quần đùi cho thiên hạ ngắm nghía. Cô ấy đâu biết, mấy đứa trêu ghẹo cô ấy trong đầu chúng chẳng tốt đẹp gì. Giá như cô ấy nghe được lời chúng nói với nhau: "Chà, chân dài tới nách nhìn ngon quá!"

Hồi trước, mình luôn hãnh diện và tràn đầy trách nhiệm khi đi cùng cô ấy. Mỗi lần sang đường, mình đều dang tay che cho cô ấy. Mỗi lần chen chúc vào chỗ đông người, cô ấy lại đẩy mình lên trước để mở đường, rồi cô ấy nép vào lưng mình, tay nắm chặt tay mình. Nhìn cô ấy thương lắm! Mình chỉ muốn cả cuộc đời này được đưa lưng che chở cho cô ấy, được nắm chặt tay cô ấy trong tay mình. Mình nhớ bàn tay nhỏ bé, mềm mại và ấm áp của cô ấy!


Ngày…tháng…năm…


Đưa cô ấy về nhà ăn cơm. Như mọi lần, cô ấy lăng xăng vào bếp phụ mẹ mình làm bữa. Chẳng biết do thả rông tâm trí hay không mà lần này, cô ấy cho cả nhà ăn món trứng kho và món rau hầm, híc. Cốc cà phê cô ấy pha cũng không ngon như trước. Mình nhớ vị cà phê ấy quá, vị đắng ngọt, béo ngậy và thơm phức được hòa quyện bởi cà phê và sữa. Mình đã nói sao nhỉ? À, vì cốc cà phê của cô ấy, mình sẵn sàng dầm mưa và phóng xe cả một quãng đường dài để đến kịp trước khi cà phê nguội.


Ngày…tháng…năm…


Chiều nay hai đứa gặp một chú bé con chạy xe đạp bị ngã, đầu gối chảy máu khá nhiều. Người yêu thấy vậy vội kiếm bông băng giúp chú ta cầm máu. Cô ấy làm hơi mạnh tay nên vết thương của chú bé bị rách, chú đau quá, khóc toáng lên, dỗ mãi mới nín. Lúc ấy mình cũng hơi bất ngờ, không nghĩ cô ấy lại vụng thế. Cô ấy có vẻ buồn lắm. Thôi, em đừng tự trách mình nữa. Em có ý giúp chú ta, chẳng qua em thiếu khéo léo một chút thôi. Xét cho cùng em có ý tốt mà!


Ngày…tháng…năm…

Người yêu à, phải chăng đã có chuyện gì xảy ra với em? Sao em không nói cùng anh? Anh cảm thấy em khác trước, em không còn là em của ngày trước. Biết nói sao để em hiểu?!

Mà có lẽ anh không cần nói, vì hình như em cũng đã nhận ra sự thay đổi của mình. Em cứ cầm tay anh, rồi lại ngắm nghía bàn tay mình. Em thở dài. Em bảo nó khang khác thế nào ấy, nhưng em chưa nhận ra được. Lúc nghe em nói vậy, anh những muốn nói cho em biết rằng bàn tay em không còn mềm mại dịu dàng như trước; nó cứ lòng khòng, cứng đơ, thô kệch thế nào ấy. Sợ em buồn nên anh ngần ngại không dám nói…


Ngày…tháng…năm…
Tự dưng thèm được gọi em là Nấm như ngày xưa quá. Anh sẽ gọi như thế, em sẽ nguýt dài, rồi em sẽ dẩu môi giả vờ giận anh, nhưng anh biết thật ra em thích biệt danh ấy lắm. Em cũng từng thừa nhận Nấm nghe dễ thương mà!

Em à, anh biết em cũng đã ít nhiều mặc cảm về ngoại hình của mình. Điều đó có quan trọng đâu em! Ông Trời công bằng lắm, ông ấy lấy của em cái này nhưng sẽ cho em cái khác. Những người con gái xinh đẹp là những người may mắn. Tuy nhiên, khi đứng cùng nhau, những cô gái không có lợi thế về nhan sắc mới là những người dũng cảm và tự tin nhất. Vì sao ư? Vì họ biết họ không đẹp nhưng họ vẫn dám ngẩng cao đầu, họ không dựa vào may mắn trời cho mà phải dựa vào nỗ lực của mình để khẳng định bản thân. Cho nên, em đừng bao giờ so sánh mình với những người con gái khác. Em hãy nhớ rằng, trong thế giới này chỉ có một Em mà thôi, không có người thứ hai đâu. Em có quyền tự hào vì những điều mà chỉ riêng em mới có, ít nhất là đã có một người yêu em vì chính con người em.


Em à, giá như em biết rằng, chỉ để được ngồi bên em, cầm đôi tay nhỏ của em và cùng nhau nhâm nhi tách cà phê em pha, anh có thể vượt đường xa, anh có thể bỏ buổi trình diễn bikini của các cô người mẫu chân dài trên TV, anh có thể gạt qua một bên những lời bạn bè rủ rê đàn đúm để đến với em. Chỉ cần nhìn em cười bình yên và hạnh phúc là anh quên hết mọi mệt mỏi, muộn phiền…

"Trong thế giới này chỉ có một Em mà thôi..."

4. "Khi nào ngươi hối hận về quyết định của mình, ngươi có thể đến gặp ta để xin trở về như trước kia."


Cô gái lại chạy đi tìm mụ phù thủy. Đôi chân giẫm trên cỏ đẫm sương đêm. Gió lạnh thổi tung vạt áo mỏng. Nước mắt cô ướt đẫm trên má, nhưng khóe môi vẫn chưa tắt một nụ cười. Bên tai cô văng vẳng giọng nói của chàng trai cô yêu thương: "Khi nhìn một con ma-nơ-canh, đàn ông sẽ để ý đôi chân của nó. Nhưng để yêu và cưới một cô gái về làm vợ, đàn ông sẽ ngắm nhìn bàn tay của cô ấy trước tiên

Kim Chi và Củ Cải Phần 141 – Phần 150

Kim chi và củ cải full, đọc truyện kim chi & củ cải từ phần 141 đến 150, truyện bựa hàn quốc, truyện bựa 18+. Đọc truyện Kim chi & củ cải online.




Truyện tranh 18+ (P7) – Con khỉ hư đốn!

Truyện tranh 18, truyện tranh 18+ và truyện tranh sex hài vui nhộn, truyện tranh sex nhưng không hề sex. Mời các bạn xem phần 7 truyện tranh 18.


18+
Tình yêu đôi lúc cũng phải màu mè :">

Truyện tranh 18 (P6) – Cổ động viên sexy

Truyện tranh 18, truyện tranh 18+ và truyện tranh sex hài vui nhộn, truyện tranh sex nhưng không hề sex. Mời các bạn xem phần 6 truyện tranh 18.


Vì có một cổ động viên sexy quá đỗi.
Vì có một cổ động viên sexy quá đỗi.

Truyện tranh 18+ (P5) – Nét đẹp tiềm ẩn

Truyện tranh 18, truyện tranh 18+ và truyện tranh sex hài vui nhộn, truyện tranh sex nhưng không hề sex. Mời các bạn xem phần 5 truyện tranh 18.


Đôi khi có những nét đẹp tiềm ẩn không dễ nhận ra.

Truyện tranh 18+ (P4) – Góc chụp hoàn hảo của Củ Cải

Truyện tranh 18, truyện tranh 18+ và truyện tranh sex hài vui nhộn, truyện tranh sex nhưng không hề sex. Mời các bạn xem phần 4 truyện tranh 18.


Chuyên mục Truyện tranh 18 tổng hợp các truyện tranh 18+ và truyện tranh sex nóng bỏng cập nhật liên tục hàng ngày trong tuần tại doctruyenonlinehay24h.blogspot.com/ . Mời các bạn chú ý theo dõi !

Truyện tranh 18 (P3) – Em là gái ngoan mà !

Truyện tranh 18, truyện tranh 18+ và truyện tranh sex hài vui nhộn, truyện tranh sex nhưng không hề sex. Mời các bạn xem phần 3 truyện tranh 18.




truyen-tranh-18-p3

Truyện tranh 18 (P2) – Hế nhô buổi sáng

Truyện tranh 18, truyện tranh 18+ và truyện tranh sex hài vui nhộn, truyện tranh sex nhưng không hề sex. Mời các bạn xem phần 2 truyện tranh 18.





Truyện tranh 18 (P1) – Của anh đẹp nhưng sao nhỏ quá

Truyện tranh 18, truyện tranh 18+ và truyện tranh sex hài vui nhộn, truyện tranh sex nhưng không hề sex. Mời các bạn xem phần 1 truyện tranh 18.


truyen-tranh-18-phan1 copy

Kim Chi và Củ Cải Phần 131 – Phần 140

Kim chi và củ cải full, đọc truyện kim chi & củ cải từ phần 131 đến 140, truyện bựa hàn quốc, truyện bựa 18+. Đọc truyện Kim chi & củ cải online.





 
Support : Copyright © 2011. Đọc truyện online - All Rights Reserved